Habeco bị thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng

Tiêu điểm   •   Thứ ba, 30/11/-0001, 00:00 AM

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký phê duyệt kế hoạch thanh tra của Bộ năm 2024. Theo đó một loạt ông lớn là Tổng công ty điện miền Nam, Habeco, MIE, VVMI... vào tầm ngắm thanh tra.

Cụ thể, theo kế hoạch thanh tra, Thanh tra Bộ Công Thương cùng với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (thuộc Bộ Công Thương) sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC).

Bên cạnh đó, EVNSPC cũng bị thanh tra việc duy trì điều kiện của giấy phép hoạt động điện lực và hoạt động điện lực trong các lĩnh vực an toàn điện, chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm định thiết bị điện, dụng cụ điện. Thời gian thanh tra trong quý I và II năm 2024, thời kỳ thanh tra từ năm 2022 đến thời điểm thanh tra.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV (VVMI) cũng thuộc diện bị thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; về an toàn trong khai thác, chế biến than.

Cùng đó, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp – CTCP (MIE) và Nhà máy Đúc Veam (thuộc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM thuộc diện bị thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước trong quản lý sử dụng vốn; hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị.

Trong khi đó, Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) bị thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng vốn; hoạt động sản xuất, kinh doanh; công tác đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản và thực hiện dự án.

Ngoài ra, theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Công Thương sẽ thanh tra Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp và Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp. Nội dung thanh tra tập trung vào việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng vốn, ngân sách; công tác đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, mua sắm, quản lý tài sản công; hoạt động dịch vụ và sự nghiệp có thu.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, trong thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ về quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị "khui" hàng loạt vi phạm, khuyết điểm của các cá nhân, người đứng đầu, lãnh đạo và tập thể,

Với Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẳng định cơ quan này đã chậm trễ trong việc lập quy hoạch, Quyết định 11 của Thủ tướng ban hành tháng 4/2017 có hiệu lực thi hành trong 25 tháng (6/2017 đến tháng 6/2019) nhưng đến ngày 14/12/2018 Bộ Công Thương mới trình Thủ tướng tại thời điểm trình, thời gian thi hành Quyết định đã trôi qua 18,5 tháng, hết 3/4 thời gian.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vi phạm về việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá mua điện, theo đó giá mua tại nhiều nhà máy thủy điện như Đồng Nai 2, thủy điện Sông Bung 4 A vượt xa mức khung quy định.

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề
Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Hà Nội tham gia khắc phục hậu quả bão

Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Hà Nội tham gia khắc phục hậu quả bão

Tiêu điểm   •   16.09.2024
Trong những ngày qua hàng nghìn đoàn viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Hà Nội đã tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão, lũ gây nên tại Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào cai.