Lạng Sơn: Gần 8.000 tỷ làm cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc
(VNF) - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, giao thương với Trung Quốc, Lạng Sơn sẽ xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc.
Dự kiến, từ tháng 1/2026 đến tháng 12/2028, Lạng Sơn sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm Mô hình cửa khẩu thông minh nhằm đánh giá công nghệ và hạ tầng, trong đó sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo, xe tự hành không người lái, hệ thống quản lý kho có sử dụng camera thông minh.
Tổng kinh phí thực hiện đề án cửa khẩu thông minh là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa đầu tư là 6.630 tỷ đồng, kinh phí đầu tư từ nguồn NSNN là 1.335 tỷ đồng, nguồn ngân sách trung ương 460 tỷ đồng.
Kinh phí xã hội hóa dự kiến dùng để thực hiện các hạng mục hạ tầng logistics, phương tiện, trang thiết bị máy móc bao gồm xe tự hành AGV, cẩu gắp container, hệ thống giám sát tự động, hệ thống viễn thông 5G….
Kinh phí đầu tư từ nguồn NSNN sẽ để mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ 4 làn xe lên 6 làn xe.
Nguồn ngân sách trung ương để mua sắm các thiết bị chuyên dùng kiểm tra, giám sát hải quan để phục vụ cửa khẩu thông minh; nâng cấp cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin các lô hàng XNK...
Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 kinh phí thực hiện là 2.485 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 5.481 tỷ đồng.
Chọn mua Hyundai Venue 1.0 hay Kia Sonet 1.5 giá dưới 600 triệu đồng?
Giải cứu bất động sản: Cần ‘bung’ quy định về đất làm nhà ở thương mại
Ô tô Trung Quốc khó sống ở Việt Nam: Haval, Hongqi, Wuling đều ế dài
Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam: 'Thuế TTĐB khiến golf Việt Nam chưa thể phát triển'
Vận hạn tín dụng tiêu dùng: Doanh số suy giảm, nợ xấu bùng lên
Lãi suất tiết kiệm thấp chưa từng có, ngân hàng cấp tập bơm vốn cho vay
Chính thức thông xe cầu Mỹ Thuận 2
Dịch vụ 'gửi tiền' tại công ty chứng khoán: UBCKNN chấn chỉnh, ra 'hạn chót' chấm dứt
Giá trị của đầu tư dài hạn thể hiện qua kết quả khác biệt so với đầu tư ngắn hạn
Đoạn cuối Vinashin, phá sản công ty mẹ SBIC và 7 công ty con