Mặt hàng nhỏ tăng giá 46% khiến TT Putin thừa nhận ‘thất bại của chính phủ’

Tài chính quốc tế   •   Thứ ba, 30/11/-0001, 00:00 AM

(VNF) - Số liệu thống kê chính thức cho thấy Nga đang rơi vào tình trạng lạm phát trứng khi giá mặt hàng này đã tăng hơn 46% kể từ đầu năm tới nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận điều này là do “sự thất bại trong việc điều hành của chính phủ" và cam kết sẽ lập tức khắc phục.

Giá trứng tăng chóng mặt

Trong buổi giao lưu trực tuyến cuối năm với người dân mới đây, ông Putin đã nhận được một cuộc gọi video của một cụ bà đã nghỉ hưu có tên Irina Akopova.

Cụ bà phàn nàn với người đứng đầu Điện Kremlin rằng giá trứng gà, ức gà và cánh gà đều tăng mạnh, điều này ảnh hưởng nặng nề đến chi tiêu sinh hoạt của những người nghỉ hưu như bà.

Giá trứng tại Nga đã tăng hơn 46% kể từ đầu năm tới nay.

Câu hỏi này phản ánh mối lo ngại thực sự của người Nga về chi phí sinh hoạt và được đưa ra sau khi ông Putin thừa nhận rằng lạm phát có thể tăng lên tới 8% trong năm nay.

“Tôi xin lỗi vì điều này, nhưng đây là sự thất bại trong việc điều hành của chính phủ. Tôi hứa rằng tình hình sẽ được khắc phục trong tương lai gần”, ông Putin trả lời câu hỏi của bà Akopova.

Theo cơ quan thống kê liên bang Rosstat, giá trứng, được phân loại là mặt hàng thực phẩm quan trọng, đã tăng 4,55% trong tuần từ ngày 5 đến ngày 11/12. Trong tuần trước đó, giá trứng cũng tăng 4,23%. Dữ liệu cho thấy kể từ đầu năm, giá trứng ở Nga đã tăng hơn 46%.

Giá bán lẻ trứng tại Nga hiện dao động từ 90 đến 150 rúp ($1-$1,66) cho một chục trứng. Trong một số trường hợp, chi phí cao hơn, ở mức 164-170 rúp (1,9-2,05 USD).

Các nhà bán lẻ đổ lỗi cho nhà sản xuất về việc tăng giá, trong khi các chuyên gia trong ngành đã xác định được một loạt yếu tố, chẳng hạn như xu hướng lạm phát chung, cúm gia cầm và nhu cầu ngày càng tăng trước kỳ nghỉ lễ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi giao lực trực tuyến với người dân ngày 14/12.

Theo các nhà quan sát, giá trừng tăng mạnh một phần là do sự thiếu hụt hàng hóa quan trọng trong nước, do các hạn chế thương mại của phương Tây áp đặt lên Nga kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chính phủ Nga trong tuần này cho biết họ sẽ miễn thuế nhập khẩu 1,2 tỷ quả trứng trong nửa đầu năm tới nhằm giảm chi phí cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Rosselkhoznadzor đã đề nghị hàng chục công ty Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan cung cấp trứng cho Nga. Belarus mới đây cho biết họ sẵn sàng xuất khẩu trứng và thịt gà dư thừa.

Tiếp tục nâng lãi suất cơ bản

Để kiềm chế giá cả leo thang, Ngân hàng Trung ương Nga hôm 15/12 nâng lãi suất tham chiếu thêm 100 điểm cơ bản (1%), lên 16%.

Đây là lần tăng lãi suất cơ bản thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh giá cả tiếp tục tăng cao và lạm phát của Nga vẫn ở mức đáng lo ngại. Giới phân tích cho rằng đây cũng là tín hiệu cho thấy quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Nga đang gần hoàn tất.

Với chính sách tiền tệ hiện hành, Ngân hàng trung ương Nga đặt mục tiêu lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống mức 4 - 4,5% vào năm 2024 và sẽ ở mức gần 4% trong tương lai.

Theo dữ liệu của Rosstat, lạm phát tại Nga hiện vẫn đang ở mức cao, khoảng 7,4%. "Thật không may, lạm phát của chúng ta đã tăng lên, điều này là thật. Dự kiến đến cuối năm sẽ là 7,5%, có thể hơn một chút, lên tới 8%”, ông Putin cho hay. Con số này cao gấp đôi mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra là 4%.

Ngân hàng Trung ương Nga hôm 15/12 nâng lãi suất tham chiếu thêm 100 điểm cơ bản (1%), lên 16%.

Theo phân tích của các chuyên gia, áp lực lạm phát đã tăng cường ở Nga trong thời gian qua bởi nhiều yếu tố, do nhu cầu tiêu dùng tăng, ngân sách thâm hụt và đồng ruble mất giá. Trên hết, kinh tế Nga vẫn đang chịu sức ép từ thiếu lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.

Xem thêm >> Chưa dừng lại, EU liên tiếp giáng đòn trừng phạt mới lên Nga

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề
'Bùng nợ' vay tiêu dùng, công ty tài chính liêu xiêu ôm nợ xấu

'Bùng nợ' vay tiêu dùng, công ty tài chính liêu xiêu ôm nợ xấu

Tài chính quốc tế   •   01.10.2024
VTV.vn - Chửi bới, rồi đuổi đánh, nhưng không phải hành vi đòi nợ của tín dụng đen mà ngược lại, từ người đi vay. Tâm lý "bùng nợ" đã gây ra nhiều hệ lụy...