Rào cản còn lại khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng
(VNF) - Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta nói về khả năng chứng khoán Việt Nam được nâng hạng thị trường FTSE.
Tại hội thảo Chiến lược đầu tư 2024: Đi tìm tăng trưởng của FinPeace, ông Nguyễn Thế Minh cho biết hiện nay có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường là MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones. Trong đó, FTSE là tổ chức có bộ tiêu chí dễ nhất. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đạt 90% tiêu chí của FTSE, chỉ còn tiêu chí tỷ lệ ký quỹ cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
“Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không được phép vay vốn. Muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải dùng tiền mặt 100%. Đây chính là rào cản khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng FTSE. Nếu thỏa mãn được tiêu chí này trước thời điểm tháng 9 - thời điểm xét duyệt, Việt Nam sẽ chính thức được nâng hạng thị trường.
“Chắc chắn, hơn 95% khả năng sẽ có quyết định nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 9/2024, chỉ còn chờ quyết định của Thủ tướng”, ông Nguyễn Thế Minh nhấn mạnh.
Theo kinh nghiệm của lãnh đạo chứng khoán Yuanta, sau khi được nâng hạng, các quỹ đầu tư sẽ chính thức được mua vào trên thị trường. Tuy nhiên,, thông thường trước khi thị trường chứng khoán được nâng hạng sẽ xuất hiện những tay đầu cơ trên thế giới tham gia kéo giá, cho đến khi có quyết định nâng hạng những tay đầu cơ này sẽ bán ra.
“Câu chuyện này đã xảy ra vào năm 2018 tại Việt Nam khi các nhà đầu cơ kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt được nâng hạng. Tuy nhiên, tôi cho rằng thị trường năm 2024 sẽ rõ ràng hơn rất nhiều, không còn là câu chuyện “nhai đi nhai lại" mà sẽ chính thức hơn thay vì chỉ nói lý thuyết", ông Nguyễn Thế Minh cho biết.
Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là khi thị trường chứng khoán khi được nâng hạng thì các chỉ số sẽ tăng bao nhiêu?
Để trả lời câu hỏi này, lãnh đạo Yuanta lấy ví dụ về thị trường gần nhất được nâng hạng là Pakistan. Theo đó, trước khi được chính thức nâng hạng, chỉ số chứng khoán của Pakistan đã tăng 85%. Thời điểm đó, quốc gia này là thị trường tăng trưởng tốt và nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi lọt vào danh sách nâng hạng, thị trường teo tóp khi câu chuyện hết nóng.
Về vấn đề bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt, ông Nguyễn Thế Minh nhận định đây là biểu hiện của việc thị trường trong nước đang kém phát triển, nhà đầu tư phải đi tìm thị trường tăng trưởng khác.
“Năm 2024, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhỉnh hơn chút nhờ sức nóng của câu chuyện nâng hạng thị trường", lãnh đạo Yuanta dự báo.
Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng tới việc đầu tư trên thị trường chứng khoán của khối ngoại là vấn đề chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết. Theo đó, Luật Chứng khoán 2019 đã đưa ra những nội dung cơ bản về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết từ Chính phủ.
Việc phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết sẽ tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt tại các doanh nghiệp lớn đang trong trạng thái “full room" (hết hạn mức) cho khối ngoại như Công ty Cổ phần FTP, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Tại Thái Lan, giao dịch của chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết của các quỹ, các tổ chức chiếm 21% giá trị giao dịch thanh khoản của thị trường chứng khoán quốc gia này.
Vĩnh Hoàn: Liên tục bán ra gần 2 triệu cổ phiếu, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn
'Nhà đầu tư Mỹ ngày càng nhiều cơ hội tiếp cận doanh nghiệp Đông Nam Á'
Cuối năm 2023, BĐS Lâm Đồng tiếp tục suy giảm mạnh
Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam: 'Thuế TTĐB khiến golf Việt Nam chưa thể phát triển'
Hết thời ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng
Sai phạm điện mặt trời ở Long An: Chưa được phép đã chuyển đổi đất đai, chưa nghiệm thu đã sử dụng
Thủ đoạn núp bóng doanh nghiệp hoạt động 'tín dụng đen' tại Quảng Nam
VIB huy động thành công 280 triệu USD
Công ty bất động sản của 'đại gia cá tầm' Lê Anh Đức về tay Vinhomes